• CÔNG TY CP ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

    Những bí mật ít biết về nghề tiếp viên hàng không

  • 2021-10-11 14:39:08
  • 1. Cửa máy bay phải đóng, tiếp viên hàng không mới được trả tiền

    Ngoài những công việc nặng nhọc như giúp đỡ hành khách nhét những túi đồ quá kích cỡ vào những ngăn tủ phía trên đầu, thì tiền của tiếp viên chỉ được tính khi cánh cửa máy bay đóng lại. Ngay cả khi chuyến bay bị trì hoãn hoặc hủy bỏ bất ngờ, họ sẽ chỉ được nhận một khoản trợ cấp thường rơi vào khoảng 1 euro/giờ, như chính sách bên American Airlines và Singapore Airlines.

    Do đó, hãy biết kìm chế cơn giận mỗi khi không may chuyến bay của bạn bị hoãn vì lý do bất khả kháng, và cũng đừng trút sự giận dữ đó lên đầu các tiếp viên.

    2. Yêu cầu về độ tuổi và thân hình

    Mỗi thời kỳ lại có những yêu cầu khác nhau. Vào những năm 1960, chỉ những phụ nữ cao trên 1,58 m và nặng không quá 59 kg mới đủ điều kiện thi tuyển. Không chỉ vậy, họ còn không được kết hôn hay mang thai trong suốt thời gian phục vụ. Đến những năm 1980 quy định không được kết hôn trong thời gian phục vụ mới thay đổi.

    Quy định về trọng lượng cũng biến mất vào đầu những năm 90 của thế kỷ 20. Ngày nay, yếu tố chiều cao là yêu cầu đầu tiên đối với tiếp viên hàng không. Các hãng thường yêu cầu chiều cao của ứng viên thi tuyển từ 1,6 đến 1,85 m.

    Ngoài ra, những người làm nghề tiếp viên hàng không đều được yêu cầu “về hưu” ở độ tuổi 32.

    3. Họ đều là những chuyên gia làm đẹp

    Có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao làm việc cực nhọc suốt quá trình bay như vậy, nhưng các tiếp viên vẫn đẹp và lộng lẫy?

    Đó là vì, tất cả nữ tiếp viên đều được dạy cách làm đẹp và giữ sắc trong suốt quá trình bay chỉ với vài lít nước (để giữ cho da không bị sần), một bộ mỹ phẩm trang điểm, dụng cụ làm tóc, làm móng,…

    4. Họ đang là rào cản để ngăn chặn nạn buôn người

    Ngoài việc được tham gia huấn luyện những kỹ năng chiến đấu cận chiến, nghề tiếp viên hàng không hiện đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn chặn việc vận chuyển chất cấm và nạn buôn người. Theo đó, các tiếp viên hàng không tại Mỹ, đang được Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ huấn luyện để nhận ra những dấu hiệu của một cuộc buôn người đang diễn ra trên máy bay.

    Những trường hợp như người lớn không nêu rõ được tên của cậu bé hoặc cô bé đi cùng, hoặc cả nhóm người phụ nữ không nói được tiếng Anh hộ tống bởi một người đàn ông đều được những tiếp viên hàng không “để mắt” tới.

    5. Họ có quyền tự vệ nếu bị bắt buộc

    Họ có thể phục vụ bạn và chịu nhục để giữ không khí chuyến bay, nhưng hãy nhớ giọt nước có thể làm tràn ly.

    Hiện nay , tất cả tiếp viên hàng không (bao gồm cả nam lẫn nữ) đều trải qua một khóa huấn luyện kỹ năng tự vệ cận chiến, theo chính sánh phòng chống không tặc chiếm máy bay.

    http://www.namseo.edu.vn/

    Do đó, hãy suy nghĩ kỹ trước khi có quyết định hơn thua với tiếp viên hàng không.

    6. Phải thực hiện những yêu cầu quái gở từ phía hành khách

    Ngoài những hành khách liên tục nhấn nút khẩn cấp trong suốt chuyến bay, làm nghề tiếp viên hàng không còn thường xuyên phải đối mặt với một số câu hỏi và yêu cầu kỳ quái từ phía hành khách, như chơi với con của hành khách, giảm tiếng động cơ xuống vì quá ồn, tắt đèn cho dễ ngủ, mở cửa sổ cho mát...

    7. Tiếp viên được quyền sử dụng thiết bị điện tử

    Mặc dù tất cả hành khách đều được khuyến nghị thắt dây an toàn và tắt tất cả thiết bị điện tử thì quy tắc này không áp dụng với đội ngũ tiếp viên.

    Theo đó, họ vẫn được quyền gọi điện hay thậm chí chụp ảnh tự sướng lên Facebook. Vì suy cho cùng, một chiếc điện thoại không thể khiến máy bay rơi mà chỉ tạm thời gây nhiễu sóng liên lạc giữa cơ trường và trạm đối lưu.

     

    • facebook