• CÔNG TY CP ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

    HỘI THẢO CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC HÀNG KHÔNG GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 TẦM NHÌN 2030

  • 2020-08-20 20:06:53
  • “Triển khai thực hiện các biện pháp liên kết, hỗ trợ với các đơn vị trong hoạt động xuất khẩu lao động trong việc tuyển sinh, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nhân lực hàng không trong nước hướng tới XKLD chuyên ngành hàng không ra thế giới”.

    Đây là ý kiến chỉ đạo của Ông Nguyễn Hải Phong - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo huấn luyện Nghiệp vụ Hàng không Việt Nam tại hội thảo “Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành Hàng không giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030”  và “ Lễ ký kết hợp tác tuyển sinh” giữa chi nhánh Hà Nội - Công ty CP Đào tạo Huấn luyện Nghiệp vụ Hàng không Việt Nam và ba đơn vị đối tác là Công ty Cổ phần Đầu tư Quan hệ Quốc tế GLC group (Công ty GLC group), Công ty Cổ phần Quốc tế Nhân Ái (Công ty Nhân Ái) và Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Quốc tế Vạn Phúc.

    Sáng ngày 19/08/2020, tại Hà Nội, Ông Nguyễn Hải Phong - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo Huấn luyện Nghiệp vụ Hàng không Việt Nam đã chủ trì hội thảo “Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành Hàng không giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030” và “Lễ ký kết hợp tác” giữa Chi nhánh Hà Nội Công ty VNAS với các doanh nghiệp trong lĩnh vực XKLĐ hàng đầu khu vực phía Bắc.

    Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Công ty Cổ phần Đào tạo Huấn luyện Nghiệp vụ Hàng không Việt Nam, Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, doanh nghiệp XKLĐ và đại diện các trung tâm đào tạo, cán bộ tuyển sinh.…

    Phát biểu khai mạc hội thảo bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Nhân Ái, phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam đánh giá về tầm chiến lược quan trọng và ý nghĩa to lớn của chương trình hợp tác,  sự phát triển ngành hàng không, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng làm việc cho ngành hàng không, cho các vị trí làm việc trong ngành là rất lớn, dự đoán trong giai đoạn 2020-2025 ngành hàng không sẽ cần khoảng 58 nghìn người, điều này mở ra một cơ hội việc làm lớn cho học sinh, sinh viên tham gia vào ngành, vào nghề thực hiện giấc mơ của các em.

    Ảnh: Bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc

    Công ty Nhân Ái phát biểu tại Hội thảo

    Bà khẳng định, sự hợp tác đào tạo giữa công ty VNAS và các công ty XKLĐ thông qua các chương trình du học nghề, thực tập sinh, XKLĐ chuyên ngành hàng không sang các nước là đáp ứng nhu cầu lớn của các đối tác nước ngoài. Tôi rất mừng qua hội thảo này người lao động đi XKLĐ sẽ có cơ hội việc làm rất lớn trong ngành hàng không sau khi trở về nước. Đây là sự hợp tác rất thiết thực đảm bảo chuẩn bị kiến thức chuyên ngành, đồng thời cũng là sự chuẩn bị tâm lý cho người lao động tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động có nghề, thông qua đó để hình thành nguồn lao động tiêu chuẩn cao, có kinh nghiệm trong công việc, trình độ ngoại ngữ tốt góp phần nâng tầm chất lượng nguồn nhân lực Việt chung tay giải bài toán khát nguồn nhân lực hàng không trong nhiều năm qua ở Việt Nam..Bà cũng mong rằng hoạt động liên kết giữa nhà nước và doanh nghiệp được đẩy mạnh hơn nữa, để doanh nghiệp và nhà nước cùng nhau tăng cường tính ứng dụng của các chương trình đào tạo, nắm bắt kịp thời và tốt nhất nhu cầu thực tế của người học và tiêu chí tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp hàng không.

    XKLĐ với Việt Nam là ngành nghề mới, XKLĐ chất lượng như thế nào là một bài toán rất khó, tế nhị nhưng chúng ta đã có một bước tiến dài. Việt Nam hiện nay đang được một quốc gia khó tính với đòi hỏi nguồn lao động rất cao khó tính nhất trên thế giới như Nhật Bản luôn dành cho Việt Nam những lời mời, đó chính là uy tín với thị trường Quốc tế. Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Thịnh - Chủ tịch hội đồng xét tuyển, Cố vấn cao cấp phụ trách đối ngoại Công ty VNAS nhấn mạnh: “Hàng không là cửa ngõ về mặt văn hóa, là cửa ngõ đón tiếp khách quốc tế, đây là sứ mệnh rất lớn, địa diện cho nền văn hóa việt nam với bạn bè quốc tế. Để là được việc này, tôi rất mừng khi có công ty VNAS đã mang đến tư duy rất mới, khởi xướng lên một trào lưu mới để đào tạo với tất cả các tố chất cần thiết. Đây cũng là cái đặc biệt trong bối cảnh hợp tác với các công ty về XKLĐ để nâng cao chất lượng nguồn lao động không chỉ cho hàng không Việt Nam mà còn các hãng hàng không quốc tế. Đây là mô hình mới cho thị trường XKLĐ chất lượng cao, kết quả xã hội sẽ đón nhận, động thái này có công lao rất lớn trong việc mang lại thu nhập cao cho người lao động. Chúng ta đang là chiến sĩ xung kích trên mặt trận kinh tế đặc thù của đất nước”.

    Theo đó, ông Thịnh cho rằng, với mỗi chứng chỉ do cơ quan quản lý hàng không mỗi quốc gia cấp đều là chứng chỉ có uy tín trên thế giới, được thế giới công nhận. Thời gian sân bay Long Thành mà khai thác được sẽ cần 16 đến 18 nghìn lao động, tất cả đều cần có trình độ nền, và họ cần có training. “Kỳ vọng rằng qua các buổi hội thảo như thế này, chúng tôi sẽ nhận đào tạo và khớp nối các cơ sở đào tạo, được nhà nước cho phép, cục hàng không chấp thuận có chương trình theo tiêu chuẩn của Việt Nam và chuẩn chung của thế giới” – Ông Thịnh khẳng định.

    Ông Nguyễn Đức Khánh, Bí thư Đảng ủy, Cố vấn cao cấp phụ trách chiến lược Công ty VNAS cho biết, ngành hàng không trên toàn thế giới đều có chuẩn chung, được các cơ quan quản lý quốc tế định ra các chuẩn về công việc và yêu cầu lao động, nên đào tạo ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào đều phải theo cái chuẩn chung đó, đó chính là điều rất tốt trong đào tạo. Ông nhấn mạnh: “Tôi mong muốn tập trung vào nhóm lao động có trình độ ở cấp trung tất cả đều phải tuần thủ các tiêu chuẩn của hàng không quốc tế và cơ quan quản lý của cảng vụ địa phương. Nhiệm vụ của chúng ta là đào tạo họ, nhiệm vụ của các đơn vị XKLĐ là tìm kiếm trên thế giới có những nhà tuyển dụng nào với những yêu cầu thế nào, mong muốn mức nào, lương có hấp dẫn... nếu tốt thì họ ở lại. Nhưng đến khi họ quay về thì sẽ là nguồn lao động hàng không rất tốt mà rất thiếu của chúng ta”.

    Ảnh: Ông Nguyễn Đức Khánh, Bí thư Đảng ủy, Cố vấn cao cấp

    phụ trách chiến lược Công ty VNAS

    Trước thực tế này, chia sẻ tại hội thảo, Ông Nguyễn Hải Phong - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty VNAS nhấn mạnh: “Nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phát triển kéo theo sự tăng trưởng nhanh chóng của các hãng hàng không. Trong vòng 20 năm tới, sẽ có hàng chục nghìn máy bay thương mại mới được đưa vào khai thác, dẫn đến một nhu cầu nhân sự rất lớn trong ngành Hàng không, đặc biệt là đội ngũ phi công và nhân viên kỹ thuật máy bay, sửa chữa, tiếp viên, quản lý hàng không…Cụ thể, khu vực Châu Á thái bình dương sẽ cần thêm 240.000 phi công máy bay thương mại, 242.000 kỹ thuật viên và 317.000 tiếp viên hàng không trong thời gian từ năm 2018 đến 2037, chiếm tới hơn 1/3 tổng nhu cầu toàn cầu”.

    Ảnh: Ông Nguyễn Hải Phong - Người thủ lĩnh tiên phong đã chắp cánh cho nhiều giấc mơ của các bạn trẻ với ngành hàng không

    Cạnh tranh gay gắt nguồn nhân lực trong nội bộ ngành Khẳng định ngành Hàng không dân dụng đang phát triển với tốc độ rất nhanh, thậm chí một số hãng có biểu hiện phát triển nóng. Hệ thống cơ sở đào tạo nhân lực ngành Hàng không chủ yếu gồm: Học viện Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và 17 cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không nội bộ của các doanh nghiệp hàng không. Về cơ bản lực lượng lao động ngành Hàng không đã đáp ứng được yêu cầu phát triển; chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên hàng không được nâng lên đáng kể; hệ thống chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không đáp ứng được cơ bản tiêu chuẩn của quốc tế,... cơ sở đào tạo phi công cơ bản hoàn chỉnh tại Việt Nam tiêu biểu như Trường phi công Bay việt ; tuy nhiên việc đổi mới, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo, củng cố phát triển Học viện Hàng không Việt Nam chưa được các cấp quan tâm đúng mức. công tác dự báo, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực hàng không còn hạn chế.

    Về giải pháp thực hiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành hàng không trong thời gian tới, ông Nguyễn Hải cho biết, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án liên kết đào tạo phục vụ nhu cầu nhân lực trong nước hướng đến XKLĐ chuyên ngành hàng không,  các doanh nghiệp, trung tâm đào tạo cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ giải pháp quan trọng song song . Đó là chủ động tìm kiếm đối tác, thường xuyên thực hiện công tác dự báo, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực hàng không, nâng cao chất lượng đào tạo thông qua các chương trình hợp tác liên kết đào tạo với các trường đào tạo chuyên ngành hàng không trong và ngoài nước mà VNAS đã có nền móng trong nhiều năm qua. Chú trọng nâng cao vai trò chỉ đạo, điều phối của Nhà chức trách hàng không; đề xuất Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục nghiên cứu và xây dựng quy hoạch, chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành hàng không; xây dựng, cập nhật tiêu chuẩn chức danh nhân viên hàng không theo tiêu chuẩn của quốc tế; triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ các đơn vị đặc biệt là các doanh nghiệp XKLĐ có uy tín trong hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực; các cơ sở đào tạo phải đổi mới, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo, nhất là hệ thống cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình, giáo viên; tập trung vào đào tạo chuyên ngành, chuyên sâu; thủ trưởng các doanh nghiệp hàng không cần hợp tác, liên kết chặt chẽ với cơ sở đào tạo, nhất là với Học viện Hàng không Việt Nam, đảm bảo sự hợp tác, liên kết mang lại hiệu quả cao trong việc tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạonhằm khai thác tối đa nguồn lực từ bên ngoài.

    Sau Hội thảo này, từng doanh nghiệp trong ngành XKLĐ cần triển khai công tác thực hiện chương trình liên kết tại đơn vị để rà soát, đánh giá toàn bộ hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Qua đó, các đơn vị tiến hành bổ sung, điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch thực hiện cho phù hợp với giai đoạn hiện nay và xây dựng kế hoạch cho các giai đoạn tiếp theo, Chủ tịch Nguyễn Hải Phong chỉ đạo.

    Tại Hội thảo, Ông Nguyễn Lương Trào - Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ Việt Nam cho biết, Hiệp hội đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử dành cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động VN đi nước ngoài dựa trên hệ thống luật phát Việt Nam, các công ước quốc tế về di cư lao động. Có hoạt động xếp hạng sao, đánh giá chất lượng doanh nghiệp công khai giúp người lao động lựa chọn những công ty uy tín. Ông đánh giá cao sự phối hợp giữa các doanh nghiệp, kết nối cùng VNAS cùng thực hiện công tác tuyển sinh, đào tạo kỹ năng mềm để chắp cánh cho những ước mơ được hiện thực hóa trong ngành hàng không.

    Ảnh: Ông Nguyễn Lương Trào - Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ Việt Nam

    Ông cho biết: “Hoạt động XKLĐ trong những năm vừa qua ngày càng lớn mạnh số lượng XKLĐ, mỗi năm có khoảng 150 nghìn người, những thị trường quan trọng và những thị trường có thu nhập tương đối cao, có điều kiện học hỏi cho người lao động tương đối tốt ngày càng được các doanh nghiệp chú ý, ngày càng được nhiều người lao động lựa chọn và hòa nhập rất tốt với thị trường quốc tế”. Nhiều lao động có chất lượng sau khi trở về Việt Nam đã có những cơ hội rất tốt về công việc với mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ cao, nên việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao tại Việt Nam là rất quan trọng. Ông kỳ vọng, việc liên kết hợp tác này sẽ là vòng tròn khép kín trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực hàng không.

    Sau chương trình hội thảo Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành Hàng không giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn 2030 đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác tuyển sinh, đào tạo giữa Chi nhánh Hà Nội - Công ty Cổ phần Đào tạo Huấn luyện Nghiệp vụ Hàng không Việt Nam và các đơn vị đối tác là Công ty Cổ phần Đầu tư Quan hệ Quốc tế GLC group, Công ty Cổ phần Quốc tế Nhân Ái (Công ty Nhân Ái), Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Quốc tế Vạn Phúc, và Công ty Cổ phần Hợp tác Quốc tế VINAYUUKI.

    Ảnh: Các bên tham gia lễ ký kết

    Ảnh toàn cảnh hội thảo: Hội thảo với ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc cung cấp nguồn nhân lực hàng không chất lượng cao

    Lan Phương

    Video clip

    • facebook