• CÔNG TY CP ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

    Chàng “hot boy” bật mí về nghề tiếp viên hàng không

  • 2021-01-08 15:48:46
  • Bắt đầu “nghề bay” được một năm nhưng với anh Nguyễn Thanh Tùng (CHS I4, 09 - 11), mỗi chuyến bay luôn là một trải nghiệm thú vị bởi anh được làm việc cùng những đồng nghiệp mới và được đặt chân đến nhiều vùng đất trên thế giới.


    Công việc thú vị

    Hiện anh chàng “hot boy” Thanh Tùng là tiếp viên hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Theo anh Thanh Tùng, công việc chính của tiếp viên hàng không là soát vé, xếp chỗ ngồi, kiểm tra hành lý, hướng dẫn lối đi, phục vụ ăn uống và đảm bảo an toàn cho khách trong suốt chuyến bay thông qua việc làm mẫu các thao tác cấp cứu… Các tiếp viên làm việc theo ca, phụ thuộc vào lịch trình chuyến bay và múi giờ. Thường xuyên làm việc trong máy bay, ở độ cao lên đến 35 nghìn feet, cộng với áp lực về thời gian nên đòi hỏi họ phải có sức khỏe tốt, khéo léo giao tiếp, cởi mở, thân thiện và giữ được sự bình tĩnh…


    Dù phải đối mặt với nhiều áp lực, khó khăn nhưng anh Thanh Tùng chưa bao giờ cảm thấy hối hận khi chọn nghề này. Gắn bó với nghề nhảy múa bốn năm nhưng anh luôn ấp ủ ước mơ trở thành tiếp viên hàng không. “Mình đam mê nhảy, giờ vẫn thỉnh thoảng nhớ sân khấu, nghề múa lắm nhưng ước mơ trở thành tiếp viên hàng không còn lớn hơn. Trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào, mình đều suy nghĩ rất kỹ nên không bao giờ hối hận”, anh Thanh Tùng chia sẻ.

    Bắt đầu “nghề bay” được một năm nhưng với anh, mỗi chuyến bay luôn là một trải nghiệm thú vị bởi anh được làm việc cùng người đồng nghiệp mới và được đặt chân đến nhiều vùng đất trên thế giới. Anh chia sẻ, “nghề bay” có nhiều kỷ niệm vui buồn, “dở khóc dở cười”. “Trong chuyến thực tập quốc tế ngắn lần hai, mình được bay tới Yangon, Myanmar. Sau khi mình phục vụ đồ ăn, một vị khách ngồi ở hàng ghế 10B đã đi thẳng vào bếp và trực tiếp đưa cho mình thư khen ngợi. Cảm giác lúc ấy vô cùng hạnh phúc và bất ngờ. Chính điều đó đã khiến mình có thêm động lực để yêu và “giữ nhiệt” với nghề hơn”, anh Thanh Tùng kể.


     

    Nói thêm về những điểm thú vị của nghề tiếp viên hàng không, anh chia sẻ: “Bạn có cơ hội du lịch miễn phí, được đặt chân đến những đất nước tuyệt vời, có thu nhập khá cao và ổn định”. Tuy nhiên, theo anh, để gắn bó lâu dài với nghề, người tiếp viên phải thực sự đam mê và giữ được nhiệt huyết. Bởi bạn sẽ phải đối mặt với sự huấn luyện khắc nghiệt, đầy khó khăn, cũng như tự bản thân phải luôn nỗ lực thay đổi để phù hợp với nghề. Trong bất kể trường hợp nào, tiếp viên cũng phải luôn mỉm cười, ứng xử bình tĩnh để mang đến cho hành khách sự phục vụ tốt nhất.


    Những khó khăn của nghề

    Nghề tiếp viên là mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, để làm được công việc này, bạn phải trải qua thời kỳ đào tạo vô cùng áp lực. Chỉ trong thời gian ngắn, bạn phải lĩnh hội lượng kiến thức khổng lồ, từ cách đi, cúi chào, mỉm cười, phục vụ, giao tiếp với khách đến sơ cứu khẩn cấp trên máy bay… Sau đó, bạn sẽ đối mặt với lịch tập bay triền miên tới mức rất khó thu xếp thời gian cho chính mình, gia đình và bạn bè.

    Chưa kể việc thay đổi áp suất, di chuyển liên tục, chênh lệch múi giờ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe. Vì thế, người tiếp viên phải luôn tự ý thức chăm sóc bản thân để có thể lực tốt nhất. “Mình thường xuyên bay đêm. Có những lần bay châu Âu, 3 - 4h sáng đã phải ra khỏi nhà và trở về lúc 2 - 3h sáng hôm sau rồi có lần 15 tiếng xuyên đêm không ngủ”, anh Thanh Tùng kể.



    Theo mình, bất cứ nghề nào cũng có “mặt tối” của nó, đặc biệt là nghề tiếp viên hàng không. Nếu đã yêu và muốn sống với nghề, bạn phải thực sự đứng vững trước những cám dỗ và tự tin vào bản thân, đi lên bằng chính thực lực, đam mê để cống hiến hết mình. Nếu chọn “nghề bay”, bạn phải chấp nhận được khó khăn”, anh Thanh Tùng đưa ra lời khuyên.

    Theo MCer Link 24

    Bài viết liên quan

  • TChuyện về cô gái nhỏ, gắn bó với nghề “cân máy bay”
    • Chuyện về cô gái nhỏ, gắn bó với nghề “cân máy bay”

      2021-01-05 09:55:31

      Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa, ít ai ngờ rằng cô gái trẻ sinh năm 1993 Nguyễn Thu Hằng - Trung tâm Kiểm soát tải VIAGS lại lựa chọn một công việc có vẻ khá nặng nhọc và “hơi khó nhằn” dành cho phái nữ, bên cạnh rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp khác, nghề kiểm soát tải.

  • TCơ trưởng Duy Anh: “Nghề cho mình góc nhìn và cảm nhận mới lạ về cuộc sống”
    • facebook