• CÔNG TY CP ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

    Cơ trưởng kỳ cựu kể chuyện giải cứu lao động Việt tại vùng chiến sự Libya

  • 2021-03-17 09:06:32
  •  

    Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines Nguyễn Hồng Lĩnh cũng là cơ trưởng chuyến bay tiền trạm chiến dịch giải cứu lao động Việt tại Libya năm 2011.

    cơ trưởng kỳ cựu kể chuyện giải cứu lao động việt tại vùng chiến sự libya

    Chuyến bay mang số hiệu VN8675 của Vietnam Airlines đưa các lao động Việt Nam từ Libya về sân bay Nội Bài lúc 8h sáng 9-3-2011 (ảnh Tuấn Phùng)

    Nhiệm vụ bất ngờ

    “Cơ trưởng Nguyễn Hồng Lĩnh có hơn 40 năm tuổi nghề. Ông đã trải qua nhiều cương vị: lái chính, giáo viên bay, kiểm tra, thanh tra viên, Đoàn trưởng Đoàn Bay và nay là Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines.”

    10 năm trôi qua kể từ khi chiến dịch giải cứu hơn 10.200 lao động Việt Nam tại Libya kết thúc thành công (13/3/2011) nhưng những hình ảnh của các chuyến bay giải cứu vẫn còn nguyên vẹn trong trí nhớ của cơ trưởng Nguyễn Hồng Lĩnh.

    nhiều việc phải làm mà đến thời điểm này, chúng tôi không thể tưởng tượng được có thể làm nhanh đến thế”, ông Lĩnh nói và cho biết: Một mặt, Vietnam Airlines phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan chuẩn bị sẵn sàng cho các chuyến bay, song song với việc thành lập các tổ công tác do các Phó tổng giám đốc điều hành trực tiếp. Mặt khác, Vietnam Airlines lập tức thành lập 3 đoàn công tác tiền phương gồm các cán bộ hàng không tới các nước Bắc Phi như Ai Cập, Tuy-ni-di, Thổ Nhĩ Kỳ, An-giê-ri để thực hiện nhiệm vụ.

    Sau rất nhiều phương án được đưa ra, Vietnam Airlines đã quyết định bay chuyến đầu tiên sang Cairo - Ai Cập (bởi lúc này đã có khoảng 4.600 người lao động sơ tán sang đây) để đưa một đoàn lao động về nước.

    “Khi đó, ở Ai Cập cũng vừa diễn ra đảo chính, biểu tình tràn lan, giao thông hỗn loạn. Tình hình rất bất ổn và không an toàn”, cơ trưởng Lĩnh nhớ lại.

    Sau Ai Cập, sân bay Djerba của Tunisia được lựa chọn làm nơi đóng quân của đoàn công tác và là điểm đón chủ yếu của cầu hàng không đưa công dân Việt Nam về nước. Những chuyến bay giải cứu công dân được bắt đầu từ ngày 1/3/2011.

    cơ trưởng kỳ cựu kể chuyện giải cứu lao động việt tại vùng chiến sự libya

    Cơ trưởng Nguyễn Hồng Lĩnh

    Ông Lĩnh cho biết: Khi đó, trong vai trò Phó Đoàn trưởng phụ trách Khai thác - Cơ trưởng B777 - Đoàn bay 919, ông được phân công đảm nhiệm thực hiện chuyến bay tiền trạm mở đầu cho chiến dịch.

    “Trong bối cảnh phức tạp vì nội chiến lan rộng tại khu vực Bắc Phi và Trung cận Đông, lại chưa có đường bay thẳng đến Libya, Vietnam Airlines phải bay qua không phận 15 quốc gia mà hãng chưa bao giờ bay đến. Cùng với đó, thủ tục xin phép cất hạ cánh, điều kiện kỹ thuật, năng lực sân bay, thời tiết sa mạc… tương đối phức tạp với nhiều tình huống khó lường.

    May mắn là các đồng nghiệp của tôi đều là những phi công đường dài, có nhiều kinh nghiệm bay các đường bay mới. Bản thân tôi đã từng thực hiện hàng trăm các chuyến chuyên cơ đưa Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đi công tác ở nhiều châu lục, trong đó nhiều chuyến triển khai trên các đường bay và điểm đến là lần đầu tiên khai thác của Hãng. Kinh nghiệm và bản lĩnh của một phi công từng trải là một thuận lợi để tôi và các đồng nghiệp thực hiện thành công chuyến bay tiền trạm sang Cairo - Ai Cập chở hơn 9 tấn hàng cứu trợ (chủ yếu lương thực, thực phẩm)”, ông Lĩnh kể lại và chia sẻ: Trong cuộc đời mỗi con người, chắc hẳn ai cũng đã từng có những dấu ấn, kỷ niệm và cảm xúc không thể nào quên. Đối với một phi công, vì công việc khá đặc thù nên chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm đặc biệt khi gắn bó với bầu trời và từng bước trưởng thành trong nghề của mình. Nhưng tôi chắc chắn rằng, tôi và những đồng nghiệp đã tham gia chiến dịch giải cứu công dân Việt Nam ở Libya đều sẽ không thể quên được lần công tác với rất nhiều cảm xúc đáng nhớ ấy.

    “Sống rồi, về nhà rồi”

    cơ trưởng kỳ cựu kể chuyện giải cứu lao động việt tại vùng chiến sự libya

    Niềm vui của người lao động được trở về từ vùng chiến sự Libya

    Dũng cảm bay vào vùng chiến sự, cơ trưởng Lĩnh cho biết ông cảm nhận được trọng trách hết sức nặng nề, song cũng là một cơ hội trân quý.

    “Chúng tôi đã được chứng kiến khoảnh khắc những ánh mắt bừng sáng, những tiếng hò reo đầy thương cảm “Sống rồi, về nhà rồi” của đồng bào khi chạm tới chân thang máy bay Vietnam Airlines. Ở một nơi xa quê hương, nguy hiểm và bất ổn như vậy, nghĩa đồng bào càng lớn lao hơn”, cơ trưởng xúc động kể lại.

    Trong câu chuyện của mình, cơ trưởng Lĩnh đã kể lại một câu chuyện cảm động về những đồng nghiệp.

    “Tình huống triển khai nhiệm vụ cực kỳ khẩn trương do đó, những tính toán không thể chính xác một trăm phần trăm. Đến khi chuẩn bị cất cánh, chúng tôi mới nhận biết được số lượng lao động lên máy bay đã vượt quá khả năng chuyên chở một người.

    Để chuyến bay được cất cánh nhanh chóng, đúng kế hoạch và bà con lao động được về nước an toàn nhất, một cán bộ của Vietnam Airlines đã xung phong ở lại về nước sau. Một lần nữa, hàng trăm con người trên chuyến bay đã vỗ tay, hoan hô, reo hò không ngớt cảm kích trước sự hy sinh, lùi lại phía sau nhường chỗ cho đồng bào trong tình huống khẩn cấp.

    Sau những tràng pháo tay, trong bối cảnh khẩn trương, ráo riết ấy, chuyến bay đã cất cánh đúng kế hoạch và chúng tôi bay về nước nhưng vẫn giữ mãi sự xúc động và bồi hồi về người đồng nghiệp dũng cảm, tuyệt vời của mình”, ông Lĩnh kể lại.

    Theo Báo Giao Thông

    • facebook