• CÔNG TY CP ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

    Nam tiếp viên hàng không đi chống dịch Covid-19 ở TP.HCM: ‘Mong bố mẹ trên trời sẽ vui’

  • 2021-09-14 08:12:02
  • Xem mỗi người dân như một hành khách, tận tâm chia sẻ và hỗ trợ’, đó là tinh thần của chàng tiếp viên hàng không Công Thoại (ngụ Q.Bình Thạnh) khi tham gia công tác chống dịch Covid-19 ở TP.HCM suốt nhiều ngày qua.

    Gần 3 tháng nay, nam tiếp viên hàng không Công Thoại đăng ký làm tình nguyện viên chống dịch ở TP.HCM /// NVCC

    Gần 3 tháng nay, nam tiếp viên hàng không Công Thoại đăng ký làm tình nguyện viên chống dịch ở TP.HCM

    NVCC

    Mặc đồ bảo hộ 12 tiếng/ngày

    Giữa tháng 6, đại dịch Covid-19 buộc anh Huỳnh Trần Công Thoại (28 tuổi) phải tạm dừng các chuyến bay nội địa lẫn quốc tế. Anh đăng ký làm tình nguyện viên cho Trung tâm y tế P.24, Q.Bình Thạnh và duy trì xuyên suốt từ đó đến nay.

    Bộ đồ bảo hộ theo anh Thoại từ 7 giờ 30 - 19 giờ 30 mỗi ngày. Buổi sáng, anh hỗ trợ đo huyết áp và nồng độ ô xy trong máu cho người lớn tuổi tiêm vắc xin. Tới trưa, nam tiếp viên đảm nhận việc phát cơm cho bệnh nhân F0 tại các bệnh viện. Đến chiều, cả đội đi vào vùng đỏ lấy mẫu và xét nghiệm nhanh Covid-19 cho người dân.

    Cuối ngày, các thành viên tranh thủ đi phát cơm cho người vô gia cư. Ngoài ra, anh còn đi chợ hộ cho người dân trên địa bàn P.24 và P.25 (Q.Bình Thạnh).

    Công Thoại tự hào nói: “Mình là người Việt Nam”. Anh sinh ra và lớn lên ở TP.HCM. Dịch bệnh bùng phát, anh thấy như một phần thân thể của mình đang bị thương nên muốn góp sức cùng người dân cả nước nói chung và thành phố nói riêng quyết dập dịch.

    Nam tiếp viên hàng không đi chống dịch Covid-19 ở TP.HCM: ‘Mong bố mẹ trên trời sẽ vui’ - ảnh 1

    Bên cạnh công tác lấy mẫu xét nghiệm test nhanh Covid-19, Công Thoại còn đi phát cơm cho F0 ở bệnh viện và người vô gia cư

    NVCC

    Tuy tạm ngưng việc, anh Thoại may mắn khi vẫn đảm bảo trang trải cho cuộc sống mùa dịch sau nhiều năm đi làm, dành dụm. “Mình có thể bỏ ra 1 tháng, 2 tháng, thậm chí lâu hơn cho cuộc chiến này. Ở đây, tuổi trẻ của mình có ý nghĩa nên tiền bạc không còn quan trọng nữa”, chàng tiếp viên cười nói.

    Đối với anh, kỷ luật và cẩn thận là hai yếu tố quan trọng nhất của một tình nguyện viên. Bởi nếu không tự bảo vệ được cho bản thân thì không thể bảo vệ người khác. Như việc thay đồ bảo hộ bắt buộc phải đúng quy trình, không thể làm nhanh hay bỏ bước ngay cả khi đuối sức.

    Nam tiếp viên khẳng định: “Đứng trước đại dịch tàn khốc, nhiều người có tâm lý hoang mang và lo sợ. Riêng mình, mình muốn đương đầu với nó”.

    ........

    https://thanhnien.vn/

    • facebook