Cơ hội lớn phát triển mạnh mẽ hàng không nội vùng ASEAN
Các thỏa thuận tự do hóa vận tải hàng không đã mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ thị trường vận chuyển hàng không trong nội vùng ASEAN.
10 quốc gia thành viên ASEAN đã phê duyệt toàn bộ 3 Hiệp định đa biên ASEAN và các Nghị định thư thực hiện, đảm bảo việc cho phép khai thác hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa thường lệ giữa các điểm quốc tế giữa các quốc gia ASEAN mà không có bất kỳ hạn chế về yếu tố thương mại.
Vì một bầu trời mở
Trao đổi với Báo Giao thông về chủ trương “mở cửa bầu trời” ASEAN, Cục trưởng Cục Hàng không VN Đinh Việt Thắng cho biết: Từ năm 2007, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 13 tổ chức tại Singapore đã thông qua sáng kiến thành lập một Thị trường hàng không thống nhất ASEAN (ASAM) vào năm 2015 nhằm hỗ trợ cho việc phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), thực hiện Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN (MPAC) và Kế hoạch hành động Brunei 2011-2015.
Thực hiện các cam kết của Lãnh đạo các nước ASEAN, ngày 15/12/2011 tại Hội nghị lần thứ 17 các Bộ trưởng GTVT ASEAN (ATM-17), các Bộ trưởng GTVT ASEAN đã tuyên bố thông qua Khung thực hiện Thị trường hàng không thống nhất ASEAN, bao gồm cả Lộ trình thực hiện các yếu tố kinh tế (vận tải hàng không, dịch vụ hỗ trợ và hợp tác với các đối tác đối thoại) và kỹ thuật (an toàn hàng không, an ninh hàng không và quản lý hoạt động bay).
Liên quan đến yếu tố kinh tế về lĩnh vực vận tải hàng không, mục tiêu của các quốc gia ASEAN là tiến tới tự do hóa dịch vụ vận tải hàng không trong ASEAN thực hiện tầm nhìn của Lãnh đạo các nước ASEAN về Bầu trời mở trong khu vực ASEAN; từng bước tự do hóa tiến tới không hạn chế về tải cung ứng, không hạn chế về tần suất và không hạn chế về loại tàu bay khai thác.
“Với các mục tiêu cụ thể đó, ASEAN đã xây dựng và ký kết các Hiệp định đa biên nhằm từng bước dỡ bỏ các hạn chế về tải cung ứng, tần suất, loại tàu bay, giá cước trong khi tăng cường các quy định về an toàn và an ninh. Cụ thể là Hiệp định đa biên ASEAN về tự do hoá hoàn toàn dịch vụ vận chuyển hàng hoá đường không (MAFLAFS) được ký ngày 12/11/2010; Hiệp định đa biên ASEAN về vận tải hàng không (MAAS) được ký ngày 20/5/2009 và Hiệp định đa biên ASEAN về tự do hoá hoàn toàn dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không (MAFLPAS) được ký ngày 12/11/2010”, ông Thắng nói và cho biết thêm: Đến nay, cả 10 quốc gia thành viên ASEAN đã phê duyệt toàn bộ 3 Hiệp định đa biên ASEAN và các Nghị định thư thực hiện, đảm bảo việc cho phép khai thác hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa thường lệ giữa các điểm quốc tế giữa các quốc gia ASEAN mà không có bất kỳ hạn chế về yếu tố thương mại.
Việc thực hiện các thỏa thuận tự do hóa này đã thực sự mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ thị trường vận chuyển hàng không trong nội vùng ASEAN trong một thập kỷ trở lại đây, đem lại các cơ hội phát triển thị trường của các hãng hàng không ASEAN, tăng sức cạnh tranh cho hãng hàng không Việt Nam và đặc biệt là sự thuận tiện trong đi lại của người dân ASEAN với các mức giá vé máy bay hợp lý.
Tăng trưởng hàng không ASEAN đạt 270%
Theo các chuyên gia hàng không, hội nhập là một xu thế bắt buộc, tự do hóa hàng không là tất yếu và mang tính sống còn. Các hãng hàng không Việt Nam hiện đã có một vị trí nhất định trên thị trường hàng không ASEAN nên cơ hội trước việc “mở cửa bầu trời” là rất lớn.
Số liệu từ Cục Hàng không VN cho thấy giai đoạn 2010 - 2019, lưu lượng hành khách hàng không nội khối ASEAN tăng trưởng với tốc độ trung bình là 9%/năm. Đến nay đã có hơn 40 hãng hàng không được các quốc gia thành viên ASEAN chỉ định khai thác vận tải trong nội vùng ASEAN trên cơ sở các hiệp định đa bên đã được ký kết.
Đối với hàng không trong nước, giai đoạn từ năm 2015 đến nay đã tăng thêm gần 10 cặp đường bay giữa Việt Nam và ASEAN, đạt tổng số hơn 30 đường bay giữa Việt Nam và ASEAN.
Các thỏa thuận chung về xây dựng và khai thác thị trường hàng không ASEAN thống nhất, tự do, trong thời gian qua đã kích thích sự gia tăng kết nối trong ASEAN, chi phí đi lại thấp hơn. Với sự xuất hiện của các hãng hàng không mới, các quốc gia thành viên ASEAN có ngành hàng không đang trên đà phát triển như Campuchia, Lào và Myanmar cũng được hưởng lợi. Mức tăng trưởng lưu lượng vận chuyển hàng không trong khối đạt mức trung bình 270%.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện có hơn 40 hãng hàng không ASEAN được chỉ định khai thác các điểm, đường bay tại 10 quốc gia thành viên. Trong đó, các hãng bay Việt Nam được đánh giá là hội nhập nhanh, hiệu quả.
Ngân An.
Bài viết liên quan
Ưu tiên đầu tư hệ thống phát hiện vật ngoại lai tại 3 sân bay lớn
2020-11-30 08:56:27
Tân binh Vietravel Airlines nhận chiếc máy bay đầu tiên
2020-12-05 10:07:24
Hãng hàng không Vietravel Airlines cho biết rạng sáng 5/12, chiếc máy bay đầu tiên của hãng sẽ hạ cánh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
“Sứ mệnh thế kỷ” của ngành hàng không: Vận chuyển vaccine Covid-19 khắp thế giới
2020-12-09 12:33:34
Điểm tin Hàng không
Tin mới
- VNAS ĐÓN NHẬN CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2015(2024-11-20 15:22:31)
- TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP, CHỌN NGHỀ CHO HỌC SINH THPT PHAN BỘI CHÂU(2024-11-13 19:42:17)
- VĂN PHÒNG TUYỂN SINH HẢI DƯƠNG HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU(2024-11-08 22:39:01)
- TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT VŨ NGỌC PHAN(2024-11-07 20:15:48)
- VIETJET TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN THÁNG 12/2024(2024-11-06 10:31:45)
- 5 MẸO ĐỂ TỰ TIN TRONG BUỔI PHỎNG VẤN(2024-10-28 13:14:05)
- HƯỚNG NGHIỆP VỚI CHỦ ĐỀ “CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGÀNH HÀNG KHÔNG” CHO HỌC SINH THPT HUYỆN VĨNH LINH(2024-10-26 17:04:59)
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TIẾNG ANH THI TUYỂN NGÀNH HÀNG KHÔNG KHI BỊ MẤT GỐC?(2024-10-24 10:31:25)
- TÂM LÝ KHI ĐỐI DIỆN VỚI THẤT BẠI TRONG THI TUYỂN - ĐỪNG TỪ BỎ, THÀNH CÔNG ĐANG CHỜ ĐỢI BẠN! (2024-10-24 10:24:55)
- KHÓA HỌC TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM(2024-10-21 10:05:15)
Copyright © 2020 CÔNG TY CP ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ HÀNG KHÔNG VIỆT NAM