• CÔNG TY CP ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

    Có nguy cơ phá sản, vì sao cổ phiếu Vietnam Airlines vẫn tăng giá?

  • 2021-06-23 10:53:21
  • Theo chuyên gia tài chính, việc cổ phiếu của Vietnam Airlines liên tục lên giá có thể đến từ nhiều yếu tố, không nhất thiết phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của hãng bay.

    Chia sẻ với Zing về biến động tăng giá của cổ phiếu Vietnam Airlines (mã HVN, sàn HoSE) suốt một thời gian, nhất là sau thông tin hãng bay sắp được giải ngân khoản vay 4.000 tỷ đồng từ 3 ngân hàng, ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch AzFin Việt Nam nhận định diễn biến này xảy ra bởi nhiều yếu tố.

    "Trước tiên thông tin Vietnam Airlines sắp được giải ngân 4.000 tỷ từ 3 ngân hàng TMCP là một tin tức tích cực, đặc biệt trong bối cảnh công ty này đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản do tác động tiêu cực từ các đợt dịch Covid-19 khiến lĩnh vực vận tải hành khách của hãng gần như bị tê liệt hoàn toàn", Thạc sĩ Phục cho biết.

    Cổ phiếu vẫn tăng giá dù kinh doanh khó khăn

    "Thứ hai, HVN là cổ phiếu cô đặc có lượng lưu hành bên ngoài rất thấp, chỉ 3,68%, tương đương với khoảng chưa đến 50 triệu cổ phiếu trên tổng số 1,418 tỷ cổ phiếu, vì thế giá cổ phiếu nhiều khi sẽ không phản ánh tình hình kinh doanh thực tế", ông Phục nói.

    Cũng theo chuyên gia này, yếu tố cuối cùng đến từ việc thị trường chứng khoán Việt Nam rất phổ biến những trường phái đầu tư theo "thuyết âm mưu", theo "kỳ vọng" và đơn giản là theo cảm xúc nhà đầu tư.

    Tỷ đồngVietnam Airlines vẫn chìm trong khó khănDoanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Vietnam Airlines 5 quý gần nhấtDoanh thu thuầnLợi nhuận sau thuếQuý I/2020Quý II/2020Quý III/2020Quý IV/2020Quý I/2021-10k-5k05k10k15k20k25k

    "Chính vì thế mà giá cổ phiếu Vietnam Airlines có tăng vài phần trăm giá trị trước thông tin tích cực này là hoàn toàn bình thường", chuyên gia từ AzFin nhận định.

    Về tác động của đợt tăng vốn 8.000 tỷ đồng và gói vay ưu đãi 4.000 tỷ đồng sắp được giải ngân tới tình hình tài chính của Vietnam Airlines, ông Phục chia sẻ kết thúc quý I Vietnam Airlines lỗ 4.890 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu còn 1,020 tỷ trên vốn điều lệ là 14.183 tỷ đồng (mất gần 90% vốn ban đầu).

    "Tôi dự báo trong quý II Vietnam Airlines có thể lỗ lên đến 5.000 tỷ nữa. Với tình hình dịch bệnh không thể một sớm một chiều có thể dập tắt được như hiện nay, do đó khó khăn với ngành hàng không dự báo còn bủa vây đến ít nhất hết năm 2021. Với 8.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu có được từ nhà nước, Vietnam Airlines cơ bản tránh được phá sản đến hết quý II (âm vốn chủ sở hữu), và 4.000 tỷ vay từ các ngân hàng sẽ giúp tình hình thanh khoản được cải thiện tốt hơn", chuyên gia về tài chính chứng khoán này nhận định.

    Không hấp dẫn trong cả ngắn và dài hạn

    Về việc HVN sẽ vực dậy được hay không, chuyên gia này cho biết nhà đầu tư cần lưu ý 2 yếu tố. Thứ nhất là liệu Vietnam Airlines có được Nhà nước tăng vốn chủ sở hữu, đồng thời được các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi các khoản vay cũ và bơm thêm các khoản vay mới để có vốn hoạt động liên tục.

    "Thứ hai là tình hình dịch bệnh sớm được kiểm soát hoặc tỷ lệ tiêm vaccine của Việt Nam cũng như trên toàn thế giới cao, có thể trên 50%, khi đó lĩnh vực hàng không mới trở lại hoạt động bình thường. Nếu cả 2 đồng thời diễn ra thì Vietnam Airlines sẽ trở lại bình thường được sớm nhất vào cuối năm 2022, đầu năm 2023. Còn nếu một trong hai yếu tố trên không đáp ứng được thì Vietnam Airlines sẽ rất khó để có thể phát triển trở lại", ông Đặng Trần Phục lưu ý.

    Chuyên gia tài chính nhận định cổ phiếu của Vietnam Airlines tăng giá không đồng nghĩa tương lai của hãng bay đang sáng sủa. Ảnh: Hoàng Hà.

    •  
    •  

    co phieu vietnam airlines len gia anh 1

     

    co phieu vietnam airlines len gia anh 1

    Chuyên gia tài chính nhận định cổ phiếu của Vietnam Airlines tăng giá không đồng nghĩa tương lai của hãng bay đang sáng sủa. Ảnh: Hoàng Hà.

    Về quan điểm cá nhân, ông Phục không cho rằng HVN hiện là cổ phiếu nên đầu tư cả ngắn hạn, trung lẫn dài hạn. "Với những nhà đầu tư khác thì sẽ tùy vào kinh nghiệm trường phái và khẩu vị của họ để ra quyết định", chuyên gia này chia sẻ.

    Trong phiên giao dịch ngày 22/6, sau phần lớn thời gian nằm ở ngưỡng lên giá, tới cuối phiên HVN đã quay đầu giảm giá. Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu của Vietnam Airlines giảm giá 0,54% xuống mức 27.550 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trong phiên của HVN đạt 1.071.800 đơn vị, giảm nhẹ so với phiên ngày 21/6.

    Trước đó, sau thông tin đã có 3 ngân hàng cam kết tài trợ vốn cho Vietnam Airlines với số dư 4.000 tỷ đồng, dự kiến giải ngân trong tháng 6-7 tới là SeABank, MSB và SHB, giá cổ phiếu của Vietnam Airlines ngay lập tức tăng giá 2,21% lên mức 27.700 đồng, tương ứng tăng 600 đồng mỗi cổ phiếu so với giá mở cửa.

    Ghi nhận trong 1 tháng gần nhất, HVN đã tăng giá 1.800 đồng/cổ phiếu, tương đương tăng trưởng 6,95%. Trong giai đoạn này, ngày HVN được giao dịch nhộn nhịp nhất là ngày 8/6 khi khối lượng giao dịch đạt 1.617.100 cổ phiếu trong phiên.

    Đầu tháng 6, Vietnam Airlines đã mời đấu giá 11 máy bay A321ceo, sản xuất vào các năm 2004, 2007 và 2008. Hãng bay cũng đang có nhu cầu thực hiện "sale and leaseback" một động cơ dự phòng PW1133G-JM kèm một bộ chuyển đổi nhanh động cơ, dự kiến nhận bàn giao vào tháng 7. Đây là một phần trong kế hoạch làm mới đội bay cũng như cải thiện dòng tiền của hãng.

    Theo zingnews.vn

    • facebook