• CÔNG TY CP ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

    Nhà giáo còn phải là thầy thuốc

  • 2020-04-16 21:41:07
  • Là người nhiều năm làm công tác quản lý, đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Công ty Cổ phần Đào tạo Huấn luyện Nghiệp vụ Hàng không, Ông Nguyễn Đông Hà dường như có giác quan thứ sáu nổi nội hơn người, chỉ sau ít phút tiếp xúc qua ánh mắt, lời nói, cử chỉ, dáng đi là dễ dàng nhận biết được người đó như thế nào. Do vậy, chỉ qua lần gặp đầu ông Hà đã biết rõ từng học viên có khả năng gì, yếu gì và không có gì…

    Theo ông Hà đánh giá, phần đa sinh viên hiện nay ra trường vẫn chưa lọt vào mắt các nhà tuyển dụng Hàng không, lý do nhiều nhất là kỹ năng ứng xử (hay còn nói là thái độ) và kỹ năng mềm, kỹ năng sống. Ngay tại trường thái độ của sinh viên với bạn bè, với giảng viên cũng đang có rất nhiều vấn đề. Mặc khác do các yếu tố tác động của môi trường sống, xã hội, lối sống thiếu chuẩn mực ở một bộ phận nhỏ sinh viên đang mặc nhiên tồn tại. Nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, việc đòi hỏi sinh viên ra trường có cách ứng xử, thái độ tốt với doanh nghiệp hiện nay là điều rất khó. Nhiều sinh viên chưa xác định được trách nhiệm với bản thân nên khó có trách nhiệm với xã hội, là một nhà quản lý ông Hà cũng cảm thấy ái ngại tình trạng này.

    Ông Hà còn cho biết, Giáo trình đào tạo kỹ năng cho học viên tại VNAS có kỹ năng giao tiếp, phần đơn giản và tối thiểu nhất là (chào hỏi) nhưng thú thực không nhiều sinh viên đã làm được. Một lý do nữa cũng xuất phát từ chính phụ huynh ví dụ như: Phụ huynh đưa con đến trung tâm, chưa tìm hiểu cặn kẽ về chương trình đào tạo, khả năng đáp ứng các tiêu chí của nhà tuyển dụng hay không? Vừa mới gặp thầy, cô đã năn nỉ, thăm dò…nghe nói vào Hàng không chạy chọt rất nhiều tiền hoặc phải con ông cháu cha mới có xuất. Như vậy ấn tượng đầu tiên của phụ huynh và thầy cô trong mắt ứng viên đã là không tốt.

    Hiện nay, nhiều đơn vị tuyển dụng không chỉ trong lĩnh vực Hàng không ý kiến rằng khi phỏng vấn tuyển dụng, ứng viên luôn quan tâm tới vấn đề cá nhân hơn, ví dụ như có làm việc ca kíp không, có làm ngày ngày cuối tuần, lễ tết không, mức lương có cao không...Đương nhiên thay vì thái độ ngại ngùng của những thế hệ 7x, 8x trước đây và sự mạnh dạn, tự tin khẳng định vào bản thân của thế hệ Z đã hoàn toàn thay đổi. Tuy nhiên khi đối diện với nhà tuyển dụng thẳng thắn hay tỏ ra quá khôn ngoan hoặc khù khờ sẽ ảnh hưởng đến kết quả của ứng viên.

    “dù ứng tuyển ở bất kỳ ngành nghề gì các ứng viên nên điềm tĩnh, có khả năng giao tiếp tốt và phải hiểu rõ ngành mà mình muốn ứng tuyển, có ý thức kỷ luật, và biết tuân thủ các quy định.... Vì đánh giá đúng thực chất của vấn đề đang tồn tại trong các thế hệ sinh viên, cũng như bản chất của ngành Hàng không là dịch vụ. Nên Trung tâm Đào tạo Hàng không chúng tôi đã xây dựng giáo trình cũng như phương pháp dậy lý thuyết đặc biệt đi đôi với chú trọng thực hành ở tất cả các môn kể môn học kỹ năng và cả môn chuyên ngành Hàng không cơ bản. Học viên tốt nghiệp ở Trung tâm Đào tạo Hàng không về kỹ năng mềm có thể tự tin dự tuyển ở bất kỳ ngành nghề nào không riêng ngành Hàng không”, ông Hà đã nói.

    Học kiến thức cơ bản, hay kỹ năng mềm…sinh viên có thể dễ dàng học được tại các trung tâm hoặc qua internet nhưng việc định hướng, chia sẻ kinh nghiệm với các em để giúp hình thành những kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp (thái độ ứng xử) tốt hơn thì ngay từ ban đầu cần phải có những sự đồng hành và chia sẻ./.

    Tin: CTV.

    Video clip

    • facebook